Quy hoạch đô thị của các đô thị Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) có từ rất lâu và đóng góp nhiều vào sự phát triển của từng đô thị lớn trong vùng. Trong hoàn cảnh hiện tại, sự tương hỗ để cùng phát triển này càng thể hiện vai trò quan trọng. Vì thế, rất cần một quy hoạch phát triển đô thị chung cho toàn vùng để có một hướng đi ổn định. Đây là nhận định của nhiều chuyên gia, nhà quản lý tại Hội thảo Cụm Đô thị vùng ĐBSH năm 2015 diễn ra tại TP Thái Bình.
Bao giờ thì quản lý theo quy hoạch?
“Đặc biệt, hướng đến tăng cường công tác quản lý của Nhà nước trong lập và quy hoạch quản lý đô thị theo hướng bền vững” - Định hướng trên không chỉ được nhắc đến tại các Hội thảo Cụm Đô thị vùng ĐBSH gần đây mà đã được nhắc đến rất nhiều lần từ những hội thảo đầu tiên. Có một thực tế, sự liên kết của các đô thị trong cụm phụ thuộc nhiều vàoquan điểm phối hợp của lãnh đạo các đô thị. Nhiệm kỳ lãnh đạo không thể dài suốt cả quá trình phát triển đô thị, vì thế những liên kết này còn rất lỏng lẻo. Một khi có được quy hoạch chung thì nhân sự dẫu có thay đổi nhưng định hướng phát triển sẽ không bị thay đổi. Hiện tại, trong những TP, thị xã vùng ĐBSH, duy chỉ có Hà Nội là đã có quy hoạch chung đến năm 2050, còn lại thì cũng chỉ dừng lại ở mức cố gắng có được quy hoạch hiện tại.
Mặc dù, từ các lần hội thảo trước, các tỉnh trong ĐBSH cũng có nhiều giải pháp để quy hoạch đô thị và có được những hiệu quả bước đầu. Điển hình tại Nam Định, TP này đã thông báo công khai quy hoạch chi tiết 20 phường tới người dân, qua đó ngăn chặn tình trạng tái lấn chiếm xây dựng nhà trái phép, sai phép. Hoạt động này đã hỗ trợ TP Nam Định củng cố 100 tuyến phố văn minh và xây dựng thêm 30 tuyến phố đạt tiêu chí văn minh đô thị... Nhưng thế là chưa đủ, mới chỉ quy hoạch được những cái đã, đang và sắp diễn ra. GS.TSKT Nguyễn Lân - nguyên Kiến trúc sư trưởng TP Hà Nội cho rằng: “Điều quan trọng nhất cho một quy hoạch dài hơi là cái gì “sẽ” diễn ra và diễn ra thì diễn ra như thế nào?”.
Điều quan trọng nhất với cụm đô thị ĐBSH vẫn là việc phải tăng cường tham mưu, đề xuất, có ý kiến với các đơn vị quản lý cùng hệ thống chính trị để có được những quy hoạch, quy định có tầm nhìn, chi tiết để mối quan hệ giữa các đô thị trong vùng thêm bền chặt để cùng phát triển.
Thiết kế mặt bằng được quy hoạch chung dài hơi với những cái “sẽ” diễn ra nằm trong quy định thì lúc đó, tư duy nhiệm kỳ lãnh đạo không còn là rào cản cho sự phát triển dài lâu của các đô thị nữa. Chỉ khi nào các đô thị tại ĐBSH có được một quy hoạch cụ thể cho riêng mình thì mới có thể tạo được những mối quan hệ gắn kết, hữu cơ để cùng phát triển với các đô thị khác. Trong khi đó, Chủ tịch UBND TP Thái Bình Nguyễn Ngọc Ý lại chia sẻ: “Cũng phải biết “anh” (các đô thị bạn - PV) thế nào, định hướng ra sao thì mới biết là có “chơi ” với “anh” được hay không chứ?”.
Thế mạnh riêng, khó khăn chung
Mỗi đô thị trong ĐBSH đều có những thế mạnh riêng để phát triển đô thị. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển ấy, cả 15 TP, thị xã đều gặp một khó khăn chung: Công tác GPMB luôn gặp khó khăn vì cơ chế hỗ trợ, bồi thường chưa được đại đa số người bị thu hồi đất đồng thuận… Khó khăn lớn, hạn chế sự phát triển của các đô thị này lại xuất phát từ những quy định riêng. Đó là việc mỗi đô thị lại có mức đền bù, hỗ trợ, bồi thường khi GPMB theo biểu giá riêng. Cũng với diện tích ấy, công trình xây dựng trên đất như vậy nhưng khi GPMB ở những TP tương đương như Thái Bình, Hưng Yên thì lại có mức hỗ trợ đền bù khác nhau. Chỉ riêng việc không thống nhất này cũng khiến việc GPMB trở nên cực kỳ phức tạp trong thời đại thông tin hiện nay.
Để tạo quan hệ bền chặt cùng phát triển giữa các đô thị ĐBSH thì việc liên kết, tạo sự thống nhất trong các “quy định riêng” (không chỉ vấn đề GPMB), cũng là một phần việc mà các đô thị cần tính đến ngay trong thời điểm này. Đã có những thực tế rất buồn trong việc một số địa phương rút bớt thủ tục, trải thảm đỏ để thu hút đầu tư… trong thời gian qua. Trong mối quan hệ giữa các đô thị tại ĐBSH thì có thể gọi đó là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Thiết kế cảnh quan đô thị ĐBSH đã linh hoạt đề ra phương hướng hành động hợp lý, bám sát được xu thế phát triển chung của các đô thị. Xây dựng đô thị xanh – sạch – đẹp là chức năng vốn có của quản lý Nhà nước, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Vì vậy, tại hội thảo lần này cũng đã có những đóng góp đáng quý dựa trên những bài học kinh nghiệm thực tế. Đó là việc chú trọng, phát huy vai trò của thôn trưởng, tổ trưởng các tổ dân phố trong việc tuyên truyền và nâng cao ý thức chấp hành quy định của nhân dân…
Home
»
hạ tầng cảnh quan
»
quy hoạch đô thị
»
tư vấn thiết kế mặt bằng
» Quy hoạch chung và thống nhất quy định riêng
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Post a Comment