Cầu thang là một phần không thể thiếu trong ngôi nhà của bạn. Vậy làm sao để tư vấn kiến trúc cầu thang thật ấn tượng mà còn phù hợp với phong thủy? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây:
Nguyên tắc thiết kế
Cầu thang là nơi dẫn khí từ tầng này nên tầng kia nên phải được thiết kế rộng rãi, sáng sủa. Trong kiến trúc nhà ở dân dụng hiện nay, cầu thang có kích thước chuẩn thường rộng từ 0.9m đến khoảng 1.2m (đối với nhà lô phố) và 1.5m hoặc lớn hơn đối với những công trình nhà ở cao cấp, biệt thự…Cầu thang phải được thiết kế rộng rãi, thông thoáng không bị tù túng.
Độ cao mỗi bậc khoảng 150mm và chiều rộng bậc thang khoảng 300mm (Đây là quy chuẩn lý tưởng); tức là bề rộng mặt bậc thang gấp đôi độ cao mỗi bậc theo công thức b+2h= 600mm (trong đó h là chiều cao bậc thang; b là chiều rộng bậc thang). Với kích thước tiêu chuẩn đó, cầu thang sẽ không bị dốc và hẹp, người đi lại sẽ thong thả, không bị mất sức. Tuy nhiên, với những ngôi nhà có diện tích hẹp thì cầu thang có thể lên tới 170mm hoặc lớn hơn (nhưng vẫn đảm bảo theo công thức trên).
Chiều cao của lan can được tính từ trung tâm của mặt bậc thang đến mặt trên của tay vịn, kích thước chuẩn khoảng 900mm. Chiếu nghỉ, đúng như tên gọi của nó, là nơi nghỉ chân tạm thời khi đang đi cầu thang. Trong thiết kế kiến trúc, chiều rộng của chiếu nghỉ không được nhỏ hơn chiều rộng của thân thang, đồng thời phải hợp lý, thuận tiện cho việc đi lại.
Số bậc thang
Một điều rất cần thiết là số bậc của mỗi tầng cũng như toàn bộ cầu thang. Khi thiết kế cầu thang, vấn đề này luôn được gia chủ cũng như kiến trúc sư rất lưu tâm. Tùy theo diện tích không gian từng nhà mà số lượng bậc thang nhiều hay ít, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo bậc cuối cùng phải là bậc lẻ, rơi vào cung “Sinh” trong vòng tuần hoàn “Sinh, lão, bệnh, tử”.
Như vậy, tổng số bậc thang phải chia hết cho 4 và dư 1 hoặc 3. Điều này không những đảm bảo về sự thuận tiện trong sinh hoạt, đi lại mà còn mang lại cảm giác yên tâm, thoải mái trong ngôi nhà của mình. Với những ngôi nhà nhỏ hẹp, bạn nên nhờ kiến trúc sư tư vấn thiết kế những chiếc cầu thang nhỏ gọn theo dạng góc hoặc xoắn ốc để tiết kiệm tối đa diện tích sàn. Để tiết kiệm diện tích, phần không gian dưới gầm cầu thang cũng có thể được tận dụng để kê kệ tủ, giá sách... giúp tiết kiệm diện tích tối đa cho không gian sống của bạn.
Trang trí cầu thang
Bố trí những chậu hoa nhỏ, con giống dọc lối lên cầu thang. Đa số các gia đình thường sử dụng gầm cầu thang làm nhà vệ sinh, nơi chứa đồ, đặt giá sách, kệ tivi… để tận dụng hết khoảng gian thường được coi là không gian chết này. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể biến khoảng không gian này thành một điểm nhấn thú vị trong nhà. Một vườn khô nhỏ xinh trải sỏi trắng kết hợp với những bát hoa nhỏ sẽ khiến khu vực gầm cầu thang của nhà bạn thêm sinh động và tràn đầy sức sống.
Cũng với cách trang trí nội thất như khu vườn khô nhỏ xinh này, bạn có thể bố trí những bát hoa hoặc chậu cây nhỏ; những con giống bằng sành, sứ, gỗ… theo dọc lối lên của mỗi bậc cầu thang, làm tôn thêm nét duyên dáng của những đường cong trên chiếc cầu thang của gia đình. Mảng diện tường của thang được ốp gạch gốm tạo thành điểm nhấn xinh xắn. Với các diện tường của thang, bạn có thể sử dụng các vật liệu như gạch gốm, đá ốp trang trí, tạo thành một lối lên độc đáo, kết hợp với việc bố trí cây xanh hợp lý tại chân cầu thang, chiếu nghỉ… tạo thành khoảng không gian xanh, tươi vui trong ngôi nhà của bạn.
Để có thể trồng cây trong tiểu cảnh, bạn nên tạo một gờ nhỏ bằng đá hoặc bằng những hàng rào thấp giả gỗ. Dưới gầm cầu thang thường thấp, vì vậy nên trồng những cây thấp để không chạm vào gầm thang. Cây dưới gầm thang thường là những cây chịu được ánh sáng yếu như đại phú gia, lan bạch chỉ, hồng môn, đỏ môn hay vạn niên thanh...
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Post a Comment