Ads

Ads
Công ty thiết kế nội thất shop
 

Phần lớn công trình xây dựng là sản phẩm có đầu tư lớn, thời gian xây dựng và sử dụng lâu dài, liên quan đến nhiều ngành khoa học kỹ thuật, mặt khác lại có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế xã hội, an ninh của đất nước. Công tác xây dựng công trình phải đạt được 3 yếu tố: Tiến độ, giá thành, chất lượng. Cả 3 yếu tố đó đều có liên quan mật thiết với nhau và hiểu theo nghĩa rộng thì cũng chính là chất lượng công trình xây dựng.

Muốn có chất lượng, điều kiện quyết định là người trực tiếp làm ra sản phẩm; đó là công nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư phải có nhiệt tình lao động, hiểu biết kỹ thuật nghề nghiệp, luôn luôn chú ý làm tốt ngay từ đầu ở tất cả mọi khâu, thấy sai phải sửa chữa nhanh chóng và triệt để. Mặt khác công tác giám sát tức là công tác kiểm tra đôn đốc, chỉ đạo và đánh giá công việc của những người tham gia công trình có tác dụng phòng ngừa cũng rất cần thiết. Nó lấy hoạt động của hạng mục công trình làm đối tượng, lấy pháp luật, quy định chính sách và tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan, văn bản hợp đồng công trình làm chỗ dựa, lấy nâng cao hiệu quả xây dựng làm mục đích.

vai-tro-to-chuc-tu-van-giam-sat-trong-quan-ly-chat-luong-cong-trinh-xay-dung

Công tác giám sát phải quán triệt ngay từ khâu chuẩn bị (như điều tra khảo sát lập dự án), thực hiện dự án (lập thiết kế, tổng dự toán, đấu thầu, quản lý công trình, quản lý hợp đồng), đưa công trình vào sử dụng (bảo trì). Trước kia, việc tư vấn giám sát xây dựng thường do các cơ quan Nhà nước làm (Cục, Vụ, Sở, Phòng, Ban kiến thiết cơ bản, Ban quản lý công trình). Từ khi nước ta phát triển theo nền kinh tế hàng hoá theo cơ chế thị trường, công tác giám sát trực tiếp dần dần chuyển cho các tổ chức (Công ty, Xí nghiệp, trung tâm) tư vấn đảm nhiệm. Bên cạnh đó các cơ quan Chính phủ (Trung ương, địa phương) dần dần đảm nhiệm công tác quản lý nhà nước tức giám sát nhà nước. 

Việc giám sát do các xí nghiệp, công ty làm còn được gọi là giám sát xã hội - được thực hiện theo các hợp đồng với Chủ đầu tư, cơ quan nhà nước theo cơ chế thị trường. Vai trò của các tổ chức tư vấn (trong đó có nhiệm vụ tư vấn giám sát) được Luật Xây dựng, các Nghị định, Thông tư, Quyết định của Chính phủ, các Bộ, UBND tỉnh xác nhận, quy định cụ thể vừa tạo điều kiện cho các tổ chức đó hoạt động vừa quy trách nhiệm đòi hỏi phải làm tốt nhiệm vụ được giao. 

vai-tro-to-chuc-tu-van-giam-sat-trong-quan-ly-chat-luong-cong-trinh-xay-dung

Việc sử dụng các tổ chức tư vấn làm công tác giám sát thay thế cho các tổ chức của Nhà nước - tuy rằng có nơi, có thời kỳ, có vụ việc còn do có cơ quan nhà nước làm - đã được Trung ương cũng như địa phương quan tâm. Gần 20 năm qua công tác tư vấn giám sát đã được làm quen dần với các thông lệ quốc tế và trở thành một lĩnh vực có tác dụng quan trọng trong việc quản lý chất lượng. Tuy vậy còn tồn tại nhiều vấn đề trong quan điểm, trong cách tiến hành, cách đánh giá cần bàn bạc để rút kinh nghiệm ngày càng tốt hơn.

Vai trò đích thực của tư vấn giám sát. Các loại  tư vấn giám sát xây dựng 

Trong thực tế sản xuất các cơ quan có trách nhiệm, các cơ quan thông tin báo chí mỗi khi có sai sót, sự cố trong xây dựng thường tìm ngay đến người giám sát và hầu như quy trách nhiệm chính cho họ. Ở nhiều trường hợp điều đó đúng nhưng cũng có nhiều trường hợp không thật chính xác. Việc quy trách nhiệm không đúng dễ dẫn đến không tìm đúng nguyên nhân để tìm cách khắc phục. Ví dụ trong công tác thẩm định thiết kế (một loại giám sát) không yêu cầu người giám sát phân tích lại toàn bộ như đơn vị thiết kế kiến trúc mà chỉ cần đi vào 4 điểm theo quy định. Đơn vị thiết kế phải chịu trách nhiệm về chất lượng của thiết kế.

vai-tro-to-chuc-tu-van-giam-sat-trong-quan-ly-chat-luong-cong-trinh-xay-dung

Trong giai đoạn thì người giám sát của chủ đầu tư chỉ đi sâu vào các khâu chính đã thống nhất với chủ đầu tư chứ không thể theo sát từng khâu thi công. Đó phải là công việc của giám sát của nhà thi công có điều kiện đi sát hiện trường theo dõi trực tiếp người công nhân, lao động. Chính những người đó phải nghiệm thu trước theo quy định rồi mới chuyển cho giám sát của chủ đầu tư. Ta thường quên vai trò của loại giám sát viên của bên thi công khiến họ thường ỷ lại vào giám sát của chủ đầu tư thậm chí có khi làm chưa xong đã mời giám sát của chủ đầu tư nghiệm thu. Vấn đề giám sát tác giả chủ yếu là để xử lý khi có yêu cầu thay đổi thiết kế chứ không chịu trách nhiệm về việc thi công phải làm đúng theo thiết kế. Cần tránh tình trạng xem giám sát tác giả như là một giám sát của chủ đầu tư, hoặc yêu cầu thiết kế thay đổi thiết kế một cách tuỳ tiện. Có phân định trách nhiệm rõ ràng như vậy mới tránh tình trạng ỷ lại, dựa dẫm vào nhau, khi xẩy ra vấn đề không biết quy kết cho ai.

Việc sử dụng tổ chức tư vấn giám sát 

vai-tro-to-chuc-tu-van-giam-sat-trong-quan-ly-chat-luong-cong-trinh-xay-dung

Luật Xây dựng (Điều 4) cho phép: Chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án công trình xây dựng (trong đó có công tác giám sát) hoặc tự mình trực tiếp quản lý dự án (bao gồm công tác giám sát). Trong thực tế chủ đầu tư thường muốn tự mình trực tiếp quản lý lấy dự án, việc này dễ dẫn đến việc giám sát thường không khách quan. Tốt nhất là nên thuê tổ chức tư vấn giám sát như ở các nước trên thế giới. Các tổ chức tư vấn do được chuyên môn hoá có điều kiện nâng cao trình độ, tiếp thu công nghệ mới sẽ làm tốt hơn nhiệm vụ giám sát khác với các cán bộ kiêm nhiệm ở các Ban quản lý của Chủ đầu tư.

Việc tổ chức thực hiện 

Muốn việc tham gia quản lý chất lượng của các tổ chức tư vấn có hiệu quả cần tổ chức thực hiện tốt, có hợp đồng chặt chẽ giữa chủ đầu tư và tổ chức tư vấn giám sát bằng các văn bản chi tiết. Tốt nhất nên theo mẫu của Hiệp hội Quốc tế các kỹ sư tư vấn (FIDIC) đã thông dụng trên thế giới. Trong mẫu đó có quy định cụ thể rõ ràng các công việc mà tổ chức tư vấn phải làm, phạm vi quyền hạn và trách nhiệm, các việc xử lý khi đôi bên có thiếu sót (như chậm tiến độ, kém chất lượng), việc bảo hiểm trách nhiệm. Cần tập làm theo mẫu của FIDIC để quen dần với thông lệ quốc tế tránh bỡ ngỡ khi hội nhập. 

vai-tro-to-chuc-tu-van-giam-sat-trong-quan-ly-chat-luong-cong-trinh-xay-dung

Ngoài ra giữa các tổ chức tư vấn và giám sát viên cũng cần có hình thức hợp đồng theo dạng phiếu giao việc, nêu cụ thể những gì giám sát viên phải làm, việc nào được quyền giải quyết, việc nào phải báo cáo xin ý kiến của cấp trên. Cần quy định cụ thể phạm vi, quyền hạn, trách nhiệm của giám sát viên, tránh các trường hợp bỏ sót việc như không có mặt để kiểm tra trước khi thi công các phần ẩn dấu chẳng hạn hoặc giải quyết quá phạm vi quyền hạn cho phép như tự ý giải quyết về mặt kỹ thuật hoặc giảm bớt khối lượng công việc cho phía thi công xây dựng.

Trong khâu thực hiện cũng cần phân biệt giữa nhiệm vụ giám sát nói chung của tổ chức tư vấn với nhiệm vụ cử cán bộ (kỹ sư, cán bộ kỹ thuật) bám sát công trường hàng ngày - kiểu kỹ sư thường trú. Nếu chủ đầu tư cần kỹ sư thường trú ở thời điểm nào, ở công đoạn nào cần bàn bạc kỹ và có văn bản ký với tổ chức tư vấn. Kỹ sư thường trú sẽ ở lại hiện trường theo dõi sát sao nhiệm vụ công trình. Tuy vậy không phải ở đâu, bao giờ kỹ sư thường trú đều phải có mặt. Đo đó cần có văn bản thoả thuận với bên chủ đầu tư. Chủ đầu tư phải tạo điều kiện cho họ làm việc (nhà ở, nơi làm việc, các phương tiện đi lại), thông tin (điện thoại, fax, email), có tài liệu cần thiết liên quan đến công trình (như đặc trưng kỹ thuật, tiêu chuẩn). Họ cần được xem xét để trả thêm một số phụ cấp như xa gia đình, làm thêm.

Áp dụng ISO 9000 trong công tác quản lý chất lượng 

vai-tro-to-chuc-tu-van-giam-sat-trong-quan-ly-chat-luong-cong-trinh-xay-dung

Bản thân tổ chức tư vấn cần xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9000 - 2000 cho đơn vị mình, quán triệt đến tường người, từng bộ phận. Đối với mỗi dự án cần phải làm kế hoạch chất lượng của dự án đó theo ISO 9000-2000. Tiến tới các tổ chức tư vấn cần phải nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000. Đây là một yêu cầu cấp bách của thế giới, đối với ta lại càng cần thiết khi hội nhập quốc tế.

Nghiên cứu việc giao cho các công ty tư vấn đã trúng thầu thiết kế được tiếp tục làm công tác giám sát
Kinh nghiệm thế giới cho thấy khi người giám sát vừa là người thiết kế sẽ nắm vấn đề rất nhanh, phát hiện sớm các sai sót, giúp đỡ được nhiều cho chủ đầu tư và bên nhà thầu thi công xây dựng.  Tổ chức tư vấn giám sát phấn đấu bảo đảm tính độc lập, khách quan và trong sạch không tham gia móc ngoặc, thông đồng với chủ đầu tư hoặc bên thi công. 

vai-tro-to-chuc-tu-van-giam-sat-trong-quan-ly-chat-luong-cong-trinh-xay-dung

Cần giáo dục, xem đó là một hành động vi phạm đạo đức hành nghề, đưa đến tổn thất cho cộng đồng, cho tổ chức tư vấn và cả người giám sát. Sau này các tổ chức có thẩm quyền của Nhà nước, của các tổ chức phi chính phủ sẽ tiến hành ghi sổ đen cho những tổ chức, người vi phạm tiến tới loại trừ ra, không giao việc.

Muốn giúp đỡ các tổ chức tư vấn giám sát quản lý chất lượng cần nghiên cứu nâng thêm chi phí giám sát, thanh toán đầy đủ kịp thời các chi phí cho các tổ chức, tránh tình trạng dây dưa chiếm dụng như hiện nay thường gặp.

Tiêu chuẩn xây dựng

Post a Comment

 
Top