Tổng thể ngôi nhà
Thiết kế kiến trúc ngôi nhà có chiều ngang 21m, chiều dọc 42m, được thi công xây dựng giữa một miếng đất có diện tích 4040m2. Nhà xây theo hình chữ quốc, gồm hai phần: phần chính là ngôi nhà 3 gian, 2 chái đôi, phần sau là hai dãy nhà bếp với một sân trong của ngôi nhà.
Nhà Trăm Cột có kết cấu theo theo kiểu xuyên trính, còn gọi là đâm trính hay kiểu nhà rường, một loại nhà điển hình từ miền Trung trở vào. Với kết cấu này, nhà có bộ khung vững chắc, “rộng lòng căn” rất tiện lợi cho việc sinh hoạt bên trong, nhất là gian thờ. Tuổi của ngôi nhà đã cao nhưng vẫn còn bền vững, vì nhà được làm bằng các loại gỗ quí như cẩm lai, mật, gõ đỏ…
Trang trí phần kết cấu khung xương
Phần trang trí này nằm ở nhiều bộ phận kiến trúc như các vì kèo, đầu kèo, lá dung, bao hộc, cây xuyên cột… Từ ngoài hàng ba, 8 đầu kèo chạm trổ “Văn hóa long” một kiểu thức mang phong cách Huế rõ nét. Các hình “Văn hóa long” này có tính cách điệu cao, chỉ là họa tiết lá, mây tạo nên hình ảnh một cái đầu rồng. Tiếp theo các đầu kèo là vì kèo hàng ba được chạm lộng.
Các họa tiết hoa lá được chạm lộng một cách duyên dáng làm thanh thoát cho các vì kèo. Mặt dưới của 4 cây kèo trung tâm chia phòng khách thành 3 gian, chạm hình “Tứ thời” với phong cách đặc biệt Huế gồm: Sen hóa quy, Phật thủ hóa long, Mai hóa lân, Cúc hóa phượng...
Sau khi đã dựng kèo, người ta mới tiến hành chạm khắc, giăng võng chạm từ trên xuống. Mỗi mặt kèo đều chạm khung chỉ hai đầu chạm hoa lá, ở giữa là hình đặc trưng cho bốn mùa. Hình chạm có khối cao, nhiều lớp, tách bạch khỏi mặt kèo. Ở hai kèo trên tường nhà chạm đồ án Lưỡng long hồi thủ và Tùng lộc. Hàng cột thứ 2 nằm chính giữa phòng khách, được chia làm 5 gian.
Trang trí bao lam và các vách ngăn
Bao lam được trang trí mặt trước của 3 gian thờ, giữa 4 hàng cột. Các bao lam được chạm lộng công phu tạo thành khung trang trí cho gian thờ. Bao lam chính giữa chạm đồ án hoa sen ở phía dưới, hình dáng hoa sen thiên về tả thực rất sinh động, khác nhiều lối trang trí hoa sen cách điệu. Phía trên của bao lam chạm cây tùng với chim trĩ, hoa cúc và chim hoàng anh. Khối trang trí này bao lấy quấn thư trung tâm khắc chữ phước, lộc, thọ.
Trang trí đồ gỗ
Đồ gỗ đi theo ngôi nhà rất phong phú và được làm cùng với ngôi nhà. Nó gồm đồ gỗ cho phòng khách và đồ gỗ cho gian thờ. Tại phòng khách có 6 bộ bàn ghế được chạm trỗ công phu. Các bộ bàn ghế được đóng theo cặp và được tính sẵn nơi để. Các bộ bàn, ghế đều có khung chạm lộng với nhiều đề tài khác nhau như trái cây là đào, lựu, phật thủ, bầu,… hoặc các đồ án có đề tài theo cặp như mai điểu, tùng lộc, trúc hạc, bí đào, nho sóc…
Phần trang trí, chạm khắc của Nhà Trăm Cột là một giá trị mỹ thuật đã được khẳng định, đánh dấu một giai đoạn mỹ thuật trong đầu thế kỷ XX. Về mặt tạo hình, ngoài các lối chạm mang tính cách điệu cao, những nghệ nhân này còn thể hiện những bức chạm mang xu hướng tả thực với sự quan sát, diễn tả rất sống động; sự đan xen giữa các phong cách không hề làm mất tính thống nhất, chặt chẽ về bố cục mà còn giúp cho các tấm chạm ấm áp hơn, hợp với tư gia hơn (khác với không khí đình, chùa).
Trang trí nội thất cũng là đề tài được sử dụng cũng rất phong phú, mang tính xã hội, phản ánh được đời sống Nam Bộ thời đó – một thuộc địa của Pháp. Ngoài các đề tài truyền thống mang tính cổ điển như “Tứ linh”, “Tứ thời”, “Bát quả”, “Mai điểu”…
Home
»
phong thủy
»
thi công xây dựng
»
tư vấn kiến trúc
» Nhà gỗ và những điều mang đặc sắc đến cho ngôi nhà của bạn
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Post a Comment