Ads

Ads
Công ty thiết kế nội thất shop
 

Đo vẽ bản đồ địa hình là xác định vị trí tương quan của các đối tượng đo vẽ trên thực địa rồi dùng các kí hiệu bản đồ để biểu diễn chúng lên mặt phẳng tờ giấy theo một tỷ lệ nào đó.

Đo vẽ bản đồ có thể tiến hành theo các phương thức như: Phương pháp đo vẽ toàn đạc, phương pháp đo vẽ bàn đạc, phương pháp đo vẽ bằng ảnh, phương pháp đo vẽ tổng hợp. Trong bài này, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn về phương pháp đo vẽ toàn đạc.

Đo vẽ toàn đạc là đo vẽ địa hình bằng máy toàn đạc hay máy kinh vĩ theo phương pháp tọa độ cực. Phương pháp này thường được ứng dụng ở nơi các phương pháp đo vẽ khác khó thực hiện, không phụ thuộc nhiều vào thời tiết và điều kiện địa hình.

Máy toàn đạc điện tử

1. Lập lưới khống chế đo vẽ.

Là hệ thống các điểm được xác định tọa độ và độ cao. Khi lập lưới khống chế đo vẽ bản đồ, phải căn cứ vào tỷ lệ đo vẽ để bố trí cho thích hợp.

Đối với lưới tam giác nhỏ, đường chuyền kinh vĩ, giao hội bằng máy kinh vĩ dùng cho đo vẽ bản đồ tỷ lệ trung bình và lớn. Mỗi loại tỷ lệ bản đồ yêu cầu đo vẽ với độ chính xác khác nhau.

Bản đồ được chia làm ba loại như sau:

- Bản đồ tỷ lệ lớn: gồm các tỷ lệ:1:5000, 1:2000, 1:1000 và lớn hơn. 62.
- Bản đồ tỷ lệ trung bình: gồm các tỷ lệ: 1:10000, 1:25000, 1:50.000 và 1:100.000.
- Bản đồ tỷ lệ nhỏ: gồm các tỷ lệ nhỏ hơn 1:100.000

2. Đo vẽ chi tiết.

a. Công tác chuẩn bị một trạm đo chi tiết:

- Đặt máy vào điểm trạm đo (là điểm khống chế đo vẽ). Sau khi định tâm, cân bằng máy, xác định giá trị MO.
- Đo chiều cao máy bằng thước hoặc mia.
- Định hướng ban đầu 000 về điểm khống chế lân cận (vị trí bàn độ trái).

b. Đo các yếu tố điểm chi tiết:

- Để đo các yếu tố này chúng ta cần hai người để tiến hành đo:
+ Người cầm mia: dựng mia lên điểm chi tiết cần đo.
+ Người đứng máy: quay máy đến ngắm mia đặt ở điểm chi tiết.

- Dùng phương pháp tọa độ một cực để đo điểm chi tiết:
+ Đọc số trên mia theo dây đo khoảng cách (km).
+ Đọc số trên mia theo chỉ giữa (l).
+ Đọc số trên vành độ ngang.
+ Đọc số trên vành độ đứng.

3. Tính toán Tính tọa độ và độ cao các điểm khống chế.

Công thức tính độ chênh cao của các điểm chi tiết so với trạm máy.

Δh =½  kn Sin 2v + i-l.

Công thức tính độ cao các điểm chi tiết: HCT = HTĐ + Δh.

4. Vẽ bản đồ.

Công đoạn vẽ bản đồ bạn cần:

- Vẽ lưới ô vuông: kẻ các ô vuông nhỏ kích thước 10cm x 10cm.
- Chấm các điểm khống chế lên lưới ô vuông theo phương pháp tọa độ vuông góc.
- Chuyển các điểm chi tiết theo phương pháp tọa độ cực và vẽ đường đồng mức theo phương pháp ước lượng.
- Kiểm tra đánh giá độ chính xác bản đồ địa hình.
+ Sai số vị trí địa vật cố định biểu thị trên bản đồ so với điểm khống chế gần nhất không lớn hơn 0.5mm đối với vùng quang đảng và  0.7mm đối với vùng rừng núi.
+ Sai số biểu diễn dáng đất không vượt quá ¼  khoảng cao đều đối với vùng đồng bằng và ⅓ khoảng cao đều đối với vùng rừng núi.
+ Số điểm chêch lệch không được lớn hơn 10% tổng số điểm kiểm tra.

Trên đây, chúng ta đã cùng tìm hiểu về phương pháp đo vẽ bản đồ theo phương pháp toàn đạc. Để biết thêm chi tiết về dịch vụ đo vẽ địa hình vui lòng truy cập vào website: saigonbuild.vn để biết thêm chi tiết hoặc gọi Hotline: 08.38484995.

Post a Comment

 
Top