Ads

Ads
Công ty thiết kế nội thất shop
 

Luật xây dựng năm 2014 được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ 1/7 được coi như bước ngoặt đánh dấu sự đổi mới kế tiếp về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân và quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng.

Để luật xây dựng 2014 sớm đi vào cuộc sống, Nghị định 59 đã quy định rõ các nguyên tắc cơ bản của quản lý dự án đầu tư xây dựng. Theo đó, các dự án đầu tư xây dựng sẽ được quản lý thực hiện theo kế hoạch, chủ trương đầu tư, đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại Điều 51 của Luật Xây dựng năm 2014 và phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan.

Quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước, của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến thực hiện các hoạt động đầu tư xây dựng của dự án.

Nhằm chống thất thoát lãng phí trong công tác quản lý dự án, sử dụng nguồn vốn nhà nước, Nghị định cũng nêu rõ các quy định về nguyên tắc quản lý thực hiện các dự án phù hợp với loại nguồn vốn sử dụng đầu tư xây dựng.

Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn khác được Nhà nước quản lý về mục tiêu, quy mô đầu tư và các tác động của dự án đến cảnh quan, môi trường, an toàn cộng đồng và quốc phòng, an ninh”.

Nghị định cũng nêu rõ, tùy thuộc điều kiện cụ thể và yêu cầu kỹ thuật của dự án, người quyết định đầu tư quyết định trình tự thực hiện tuần tự hoặc kết hợp đồng thời đối với các hạng mục công việc quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này. Các bản vẽ thiết kế kiến trúc đã được thẩm định, đóng dấu sẽ được giao lại cho chủ đầu tư và chủ đầu tư có trách nhiệm lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.


Theo đó, chủ đầu tư phải có trách nhiệm đáp ứng kịp thời yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng khi cần xem xét hồ sơ đang lưu trữ này, cụ thể sẽ nộp tệp tin (file) bản vẽ và dự toán hoặc tệp tin bản chụp (đã chỉnh sửa theo kết quả thẩm định) về cơ quan chuyên môn theo quy định tại khoản 13, Điều 3 Luật Xây dựng năm 2014 để quản lý.

Nghị định 59/2015/NĐ-CP sẽ có hiệu lực kể từ ngày 05/8/2015 và thay thế Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình… Có thể khẳng định, Nghị định 59 đã có những thay đổi cơ bản về công tác lập, thẩm định, phê duyệt tổ chức thi công cho đến kết thúc công trình đưa dự án vào khai thác sử dụng. Điều này cũng sớm cho thấy tính khả thi sau quá trình soạn thảo bổ sung, sửa đổi khi luật thi công xây dựng sẽ được áp dụng và đi vào cuộc sống trong thời gian tới đây.

Post a Comment

 
Top