Chọn nhà thầu thi công
Tư vấn giám sát công trình nên tham khảo nhiều nhà thầu trước khi giao lòng tin và ngôi nhà của bạn. Một điều cần lưu ý là giá cả rẻ lúc đầu chưa chắc là tiết kiệm về sau. Bởi có thể chi phí sửa chữa cho ngôi nhà của bạn có thể cao hơn so với chi phí trả cho nhà thầu uy tín ban đầu. Để đánh giá nhà thầu bạn cần tổng hợp từ nhiều nguồn.
Một trong những nguồn đó chính là việc kiểm tra các công việc thực tế mà nhà thầu đã thực hiện. Bạn có thể yêu cầu nhà thầu đưa đến tham quan một số công trình tiêu biểu có phong cách và quy mô gần giống yêu cầu của bạn. Bạn hãy trực tiếp hỏi chuyện các chủ nhà cũng như quan sát tỉ mỉ căn nhà đó nhằm rút ra nhận định của riêng bạn. Bên cạnh đó hãy yêu cầu nhà thầu đưa ra phương án thi công công trình và phương án điều động nhân công theo tiến độ. Phương án cần tính đến các điều kiện thực tế (hiện trường công trình, đường vận chuyển vật liệu…).
Bạn cần thoả thuận với nhà thầu tiến độ thời gian chi tiết của từng hạng mục công việc. Tất cả nhà thầu đều phải lập bảng tiến độ công trình chi tiết và yêu cầu vật liệu từng thời điểm. Bảng tiến độ này sẽ là căn cứ để chủ nhà kiểm tra đôn đốc và hai bên tiến hành quyết toán theo hạng mục công việc thực hiện. Thông thường với dạng nhà phố đơn giản, điều kiện thi công thuận lợi thì quá trình thi công thường kéo dài trong 5 tháng. Nên thỏa thuận với nhà thầu về thời gian giao nhà tránh chi phí phát sinh do việc kéo dài thời gian thi công.
Bạn cũng cần phải biết có bao nhiêu nhóm nhân công tham gia quá trình xây nhà để thương lượng và định giá với nhà thầu được dễ dàng hơn.
Chọn hình thức thi công
Xây dựng nhà xưởng công nghiệp chia ra hai hình thức: thuê chủ thầu xây dựng theo hình thức trọn gói (một gói tổng thể hoặc nhiều gói nhỏ như nề, điện, nước, cửa…) và chủ nhà tự làm tổng thầu, lo vật tư và tự thuê thợ trả khoán hoặc công nhật. Mỗi hình thức có ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với từng đối tượng. Cách chủ nhà tự làm tổng thầu: lo vật tư và thuê nhân công đòi hỏi chủ nhà phải có thời gian bám công trình, có kiến thức nhất định về trình tự, yêu cầu xây dựng để công việc được trôi chảy. Ví dụ như chủ nhà phải biết khi nào làm việc gì, mua vật tư ra sao, nếu không, công việc sẽ chồng chéo lên nhau, cản trở lẫn nhau.
Như việc mua vật tư, nếu mua các vật tư cần bảo quản tốt như vât liệu điện, nước (sen, vòi…) quá sớm mà không có điều kiện bảo quản tốt sẽ dễ bị hư hỏng, thậm chí mất mát. Hoặc trình tự thực hiện các hạng mục như chưa xong hết các phần việc trên mái, tường đã lát nền thì sẽ dẫn đến hư hại nền nhà. Tóm lại cách này sẽ tạo ra sức ép rất lớn cho chủ nhà thiếu kinh nghiệm. Dân gian thường cho là cách này sẽ tiết kiệm được chi phí và nhà sẽ theo ý mình nhưng thực tế không hẳn như vậy. Với những lý do nêu ở trên, thi công theo cách này nhiều khi sẽ có giá thành xây dựng rất cao.
Như việc mua vật tư, nếu mua các vật tư cần bảo quản tốt như vât liệu điện, nước (sen, vòi…) quá sớm mà không có điều kiện bảo quản tốt sẽ dễ bị hư hỏng, thậm chí mất mát. Hoặc trình tự thực hiện các hạng mục như chưa xong hết các phần việc trên mái, tường đã lát nền thì sẽ dẫn đến hư hại nền nhà. Tóm lại cách này sẽ tạo ra sức ép rất lớn cho chủ nhà thiếu kinh nghiệm. Dân gian thường cho là cách này sẽ tiết kiệm được chi phí và nhà sẽ theo ý mình nhưng thực tế không hẳn như vậy. Với những lý do nêu ở trên, thi công theo cách này nhiều khi sẽ có giá thành xây dựng rất cao.
Cách thi công kiểu chìa khóa trao tay: giao khoán sản phẩm cho một chủ thầu xây dựng hoặc chia thành nhiều gói nhỏ giao cho từng chủ thầu nhỏ như nề, điện-nước, cửa, sắt…Nếu giao cho một chủ thầu, chủ nhà sẽ “nhàn” do không phải sắp xếp, tính toán. Tuy nhiên chất lượng sẽ khó kiểm soát. Để hạn chế việc khó kiểm soát chất lượng, cần làm rõ với chủ thầu về đơn giá (thường theo m2 xây dựng) gắn liền với quy cách, chất liệu và tiến độ. Ví dụ như cần làm rõ loại gạch xây, mác vữa, loại sơn, bả, chủng loại sắt thép. Một số thiết bị rời, có tiêu chuẩn như vệ sinh, bếp, vòi, chậu thậm chí gạch ốp lát chủ nhà có thể tự mua khá đơn giản ở các trung tâm vật liệu xây dựng theo khả năng tài chính và ý thích của mình.
Chọn vật liệu xây dựng
Dự kiến toàn bộ các chủng loại vật liệu sẽ sử dụng bằng việc yêu cầu nhà thiết kế cung cấp một bảng “Danh mục vật tư”. Đi tham khảo giá của từng loại vật liệu mà mình dự định mua từ cái kệ kính hay hộp giấy trong WC cho đến giá cả, mã hiệu, chủng loại gạch ốp lát, vật tư thiết bị WC và mang về đưa cho người tính dự toán yêu cầu nạp các đơn giá mình đã tìm hiểu vào Dự toán.
Nhiều trường hợp giá cả phát sinh do chủ nhà chưa bao giờ xem qua vật liệu, chỉ nhìn hình, xem giá rồi quyết định chọn. Nhưng khi đi vào thực tế lại phát hiện vật liệu này không tốt, vật liệu kia tốt hơn thế là nảy sinh việc thay đổi vật liệu. Đây là trường hợp gặp rất nhiều trong xây dựng cũng như là việc chọn mua đồ nội thất. Để khắc phục thì chủ nhà cần dự trù ngân sách phát sinh khoảng 20-50%. Đi xem vật liệu thật kỹ trước khi quyết định mua. Lên ngân sách cho việc mua vật liệu.
Chọn vật liệu có khả năng chống bám bẩn (thiết bị vệ sinh), khả năng tự làm sạch (kinh, sơn) sẽ giúp giảm chi phí bảo dưỡng sau này. Cũng cần lưu ý đến các nhãn hàng sản xuất nội địa, bởi khá nhiều vật liệu hiện nay hàng nội không hề thua kém hàng ngoại về chất lượng mà giá cả lại dễ chịu hơn. Thậm chí một số vị trí sử dụng không nhất thiết phải dùng hàng ngoại đắt tiền vì có sự thay đổi sau vài năm về mẫu mã và tính năng mới (như bóng đèn tiết kiệm điện, rèm cửa, giấy dán tường, kính các loại và đồ gỗ…). Không nên chọn loại vật liệu rẻ tiền nhưng lại có hại cho sức khỏe. Tăng việc sử dụng các vật liệu mới thân thiện với môi trường, vật liệu sẵn có ở địa phương.
Theo: Giám sát công trình
Post a Comment