Ads

Ads
Công ty thiết kế nội thất shop
 

Một số gia chủ thường nghĩ rằng, việc đọc và lên bảng vẽ kỹ thuật là nhiệm vụ của kiến trúc sư và nhà thầu xây dựng. Với phương diện là gia chủ, bạn không cần nhọc công đọc hiểu được loạt ngôn ngữ kỹ thuật này.

bo-ho-so-xay-dung-nha-hoan-chinh-gom-nhung-gi

Ảnh: Không Gian Hoàn Hảo.

Tuy nhiên thực chất, căn nhà không những là tài sản mà còn là đứa con tinh thần của bạn nên việc đọc hiểu được bảng vẽ kỹ thuật sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc am hiểu, theo sát quá trình hình thành ngôi nhà, đảm bảo được sự thống nhất, hài lòng giữa các bên. Bên cạnh đó, nó còn giúp bạn hình dung được không gian sống trong tương lai của mình rõ ràng nhất.

Chỉ cần am tường một số thuật ngữ và ký hiệu trong lĩnh vực kiến trúc, bạn sẽ hiểu được 2 khía cạnh vô cùng quan trọng của quá trình thiết kế ngôi nhà. Như thế, sẽ giúp bạn yên tâm và thuận lợi hơn trong việc phối hợp với đơn vị tư vấn thiết kế, dễ dàng hiểu được những gì họ tư vấn, đồng thời kiểm tra xem họ có thể hiện đúng với những gì đã thỏa thuận không.

bo-ho-so-xay-dung-nha-hoan-chinh-gom-nhung-gi

Bảng hướng dẫn ý nghĩa một số ký hiệu trong bố trí mặt bằng không gian sinh hoạt. Ảnh: Không Gian Hoàn Hảo.

bo-ho-so-xay-dung-nha-hoan-chinh-gom-nhung-gi


Bảng mô tả cụ thể mặt bằng bố trí vật dụng nội thất tương ứng. Ảnh: Không Gian Hoàn Hảo.

Một bộ hồ sơ xây dựng nhà hoàn chỉnh gồm:


1. Hồ sơ thi công, bao gồm 4 phần:

  • Thiết kế Kiến trúc.
  • Thiết kế Nội thất.
  • Thiết kế Kết cấu.
  • Thiết kế điện, cấp thóat nước và công nghệ thông tin.

Hồ sơ thi công là một hồ sơ hoàn chỉnh về toàn bộ ngôi nhà. Với chút kiến thức về ngôn ngữ kiến trúc và giám sát thi công, bạn sẽ kiểm soát được kỹ thuật thi công và lắp đặt kết cấu, điện nước có đúng không. Hồ sơ thi công nên lập thành 2 bộ. Một bộ gia chủ giữ để kiểm tra đơn vị thi công xây dựng và một bộ đơn vị thi công giữ để dùng trong quá trình xây dựng ngôi nhà.

2. Hồ sơ in màu phối cảnh


Toàn bộ công trình bao gồm 2 phần: Bên ngoài căn nhà và bên trong các phòng. Nên có 2 bộ hồ sơ in màu phối cảnh: Một bộ khổ A3 bạn giữ để kiểm tra phần hoàn thiện của thi công có đảm bảo như bản vẽ không. Một bộ A4 bạn mang theo khi chọn mua vật tư hoàn thiện cho phù hợp với thiết kế ngôi nhà của mình.

Hồ sơ phối cảnh toàn bộ công trình cho phép bạn và nhà thầu thi công xây dựng hiểu rõ toàn bộ công trình. Từ đó có thể kiểm soát, chỉnh sửa trong suốt quá trình thi công.

3. Hồ sơ dự toán thi công hoàn chỉnh


Phần này cần tách riêng biệt các hạng mục: Chi phí vật tư và nhân công phần thô, vật tư và nhân công phần hoàn thiện và hạng mục chi phí trang trí nội thất.

Hồ sơ dự toán cho phép bạn kiểm soát toàn bộ khối lượng vật tư của ngôi nhà. Từ đó kiểm tra xem nhà thầu thi công báo khối lượng có đúng không, đồng thời bạn và giám sát thi công có thể kiểm soát được khối lượng vật tư đã và đang sử dụng trên công trường như thế nào. Có một bộ hồ sơ dự toán hoàn chỉnh rõ ràng sẽ giúp bạn khống chế về tính pháp lý nếu có phát sinh về sau.


Kiến trúc sư Phạm Ngọc Thiên Ân/ Vnexpress

Post a Comment

 
Top