Ads

Ads
Công ty thiết kế nội thất shop
 

Luật Xây dựng sửa đổi được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 7, ngày 18/6/2014, có hiêu lực thi hành từ 01/01/2015. Luật Xây dựng 2014 gồm 10 chương, 168 điều tăng 01 chương, 45 điều so với Luật Xây dựng 2003, đã khắc phục những hạn chế tồn tại và có nhiều điểm mới phù hợp hơn so với Luật hiện hành.

nhieu-diem-moi-ve-quan-ly-du-dau-tu-xay-dung-cong-trinh-theo-quy-dinh-tai-luat-xay-dung

Về những điểm mới liên quan đến quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trong Luật Xây dựng 2014 so với Luật hiện hành, trong phạm vi ở cấp tỉnh và đối với dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước, có thể tìm hiểu qua các nội dung được so sánh chi tiết như sau:

1. Về thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng công trình Theo quy định hiện hành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư các dự án nhóm A, B, C trong phạm vi và khả năng cân đối ngân sách của địa phương sau khi thông qua Hội đồng nhân dân cùng cấp. Trong khi đó, theo quy định của Luật Xây dựng 2014 thì thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng công trình được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

2. Về thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình Theo quy định hiện hành thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định dự án do mình quyết định đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư là đầu mối tổ chức thẩm định dự án. Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tổ chức thẩm định dự án do mình quyết định đầu tư, đầu mối thẩm định dự án là đơn vị có chức năng quản lý kế hoạch ngân sách trực thuộc người quyết định đầu tư.

Theo Luật Xây dựng năm 2014 đối với dự án sử dụng vốn ngân sách thì cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp ( là các Sở Xây dựng, Giao thông Vận tải, Nông nghiệp Phát triển nông thôn, Công thương và Phòng có chức năng quản lý xây dựng thuộc UBND cấp huyện) có trách nhiệm chủ trì tổ chức thẩm định nội dung dự án.

3. Về thẩm quyền phê duyệt thiết kế và dự toán xây dựng

Theo quy định hiện hành thì Người quyết định đầu tư phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình cùng với thiết kế cơ sở. Các bước thiết kế tiếp theo sau thiết kế cơ sở sẽ do chủ đầu tư tổ chức thẩm định và phê duyệt cùng với dự toán.

Tuy nhiên, theo Luật Xây dựng 2014 thì Người quyết định đầu tư phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng trong trường hợp thiết kế ba bước; phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công xây dựng, dự toán xây dựng trong trường hợp thiết kế hai bước trên cơ sở kết quả thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng. Chủ đầu tư phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công trong trường hợp thiết kế ba bước.

4. Về Chủ đầu tư , Ban quản lý dự án và hình thức quản lý dự án

- Chủ đầu tư theo quy định hiện hành đối với các công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước do Chủ tịch UBND các cấp quyết định đầu tư thì chủ đầu tư là đơn vị quản lý, sử dụng công trình. Ngược lại, theo Luật Xây dựng 2014 thì chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức được Người quyết định đầu tư giao quản lý, sử dụng vốn để đầu tư xây dựng.

- Trước đây, Ban quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập để giúp chủ đầu tư làm đầu mối quản lý dự án trong trường hợp chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án. Theo Luật Xây dựng 2014 thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu đư xây dựng khu vực để quản lý một số dự án thuộc cùng một chuyên ngành hoặc cùng trên một địa bàn. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực được giao làm chủ đầu tư một số dự án và thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý dự án.

- Theo quy định hiện hành thì có hai hình thức quản lý dự là chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án hoặc thuê tư vấn quản lý dự án, Luật Xây dựng 2014 quy định dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu đư xây dựng khu vực trực tiếp quản lý dự án; Thuê tư vấn quản lý dự án chỉ áp dụng đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách, vốn khác và dự án có tính chất đặc thù, đơn lẻ.

5. Về năng lực hoạt động xây dựng

Luật Xây dựng 2014 đã bổ sung thêm các chức danh sau đây khi hoạt động xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định gồm: an toàn lao động, giám đốc quản lý dự án, cá nhân trực tiếp tham gia quản lý dự án, kiểm định xây dựng và chỉ huy trưởng công trường.

Ngoài ra, cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng ngoài việc phải đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn và kinh nghiệm như quy định trước đây còn phải qua sát hạch kiểm tra kinh nghiệm nghề nghiệp và kiến thức pháp luật liên quan đến lĩnh vực nghề nghiệp.


Báo xây dựng điện tử

Post a Comment

 
Top