Ads

Ads
Công ty thiết kế nội thất shop
 

Khi xây nhà bạn cần chuẩn bị như thế nào một cách thiết thực nhất chứ không phải "lý thuyết suông" !!!

Nếu không vì ngôi nhà quá cũ, cần xây mới để phù hợp nhu cầu "gia tăng dân số" hay vì mới "tậu" được một lô đất đẹp trong một khu đô thị mới hoặc cũng là xây nhà lên thêm để kinh doanh hay để mua đi bán lại thì chắc cũng chẳng ai lại đi xây nhà làm gì. Có nghĩa là khi xây nhà, hẳn bạn đã có trong đầu 1 mục đích nào đó để quyết định tiến hành sự việc trọng đại này. Vì vậy bạn cần lập Kế họach xây dựng ngôi nhà cho mình một cách cụ thể và rõ ràng:

chuan-bi-tu-tuong-nhu-nao-truoc-khi-gap-kien-truc-su

1. Xác định nhu cầu của bạn và tổng thể gia đình bạn một cách cụ thể, rõ ràng và hãy chắc chắn là bạn đã nghĩ đến nhu cầu đó cho ít nhất 30 năm nữa bao gồm những thế hệ sau bạn lớn lên và tiếp tục sinh sống trong ngôi nhà đó.

2. Xác định tài chính hay nói rõ ra là bạn có bao nhiêu "tiền" trong tài khoản. Điều này cực kỳ quan trọng, vì khi làm nhà các con số tiêu tốn và phát sinh thường nằm trong khỏang phạm vi "chục triệu tới trăm triệu" và muốn vay mượn để đắp vô con số đó quả là không dễ. Đồng thời, khi dự trù xây nhà trong phạm vi bao nhiêu tiền, bạn nên nói trước 1 cách trung thực đến 90% số tiền đó và khống chế Kiến Trúc Sư chỉ đuợc khống chế thiết kế kiến trúc của mình sao cho xây dựng trong phạm vi giá thành đó. Tránh tối đa hiện việc "khai man" vì sau khi họ thiết kế vừa tiền thì bạn không hài lòng vì xấu hơn mức bạn tưởng tượng do định giá ban đầu thấp quá!

chuan-bi-tu-tuong-nhu-nao-truoc-khi-gap-kien-truc-su

3. Hãy bàn bạc thống nhất quan điểm sẽ xây dựng thế nào, ra sao, nhu cầu phòng ốc thế nào, phong cách hiện đại hay cổ điển, có gara hay không...v.v... với tất cả những thành viên có thẩm quyền quyết định trong gia đình. Tránh tuyết đối những ý kiến ngòai luồng của "ông hàng xóm tốt bụng kế bên nhà hay chị hàng xóm đầu hẻm mà mình vốn là mối quen chân tình hoặc giả là anh xe ôm nhiệt tình đầu đường mà ngày nào mình cũng đi nhờ...".

chuan-bi-tu-tuong-nhu-nao-truoc-khi-gap-kien-truc-su

Tất cả những ý kiến ngòai luồng không thuộc những người sử dụng trong gia đình chỉ nên mang tính tham khảo, và hãy bàn bạc điều đó với Kiến trúc sư trên tinh thần tham vấn chứ đừng trên tinh thần ép Kiến Trúc Sư phải làm vậy vì mình thấy có lý, để rồi khi xây ra thì không hài lòng, sẽ bảo "sao không tư vấn thiết kế trước", khi đó bạn sẽ thường xuyên nhận được phản hồi " anh/chị kêu em làm sao thì em làm vậy, giờ còn nói gì nữa".

chuan-bi-tu-tuong-nhu-nao-truoc-khi-gap-kien-truc-su

Vì vậy, mục đích của phần này là khuyên gia chủ hãy suy xét thật cẩn thận trong việc cân nhắc nhu cầu sử dụng của mình và nhu cầu tài chính của mình trước khi bắt đầu tiếp xúc Kiến trúc sư và hãy làm việc với KTS trên tinh thần "hợp tác" chứ đừng trên tinh thần "thuê mướn", Nếu bạn hợp tác với họ, họ sẽ làm việc với bạn trên tinh thần hợp tác đầy nhiệt huyết, ngược lại nếu bạn xem họ là những người thuê mướn, họ sẽ làm việc với bạn trên tinh một người làm thuê sai đâu vẽ đó, và khi căn nhà xây ra không hài lòng thì đã muộn.

chuan-bi-tu-tuong-nhu-nao-truoc-khi-gap-kien-truc-su

Một căn nhà không như một bịch bánh Snack, bạn không thích bịch bánh Snack này bạn có thể bỏ và mua bịch khác, còn nhà thì không bao giờ, bạn không thể không thích mà đập đi xây ngay lại cái mới! Vì vậy hãy làm việc như một người Chủ đầu tư khôn ngoan, cái nhận được của bạn sẽ vô cùng lớn: sự hài lòng, vui vẻ, thỏai mái, niềm hãnh diện và giá trị tăng trưởng vượt bậc của Bất động sản vì một thiết kế hợp lý sẽ có nhiều người muốn mua hoặc thuê nó, vì thế giá trị nó sẽ có giá trị vượt trội so với những căn nhà bất hợp lý khác !!!

Post a Comment

 
Top