- Thứ nhất, tránh được việc đi từ ngoài cửa vào đã nhìn thấy bàn thờ, hình ảnh tổ tiên. Hơn nữa, bàn thờ thuộc tĩnh, không hợp với sự phô trương.
- Thứ hai, bàn thờ ngay cửa chính sẽ đón nhận nhiều sát khí từ ngoài vào, hoặc dễ có gió thổi làm động bát hương.
- Thứ ba, bàn thờ chính gian giữa, người khấn đứng quay lưng ra cửa, sẽ có cảm giác bất an, khó tập trung tư tưởng khi khấn, làm mất tính trang nghiêm.
Bản chất trường khí phòng thờ (hay bàn thờ) thuộc tính âm mang tính chất hướng nội, không ưa sự phô trương. Ngay cả trong ngày giỗ hay tết thì thờ cúng cũng là việc riêng của gia đình đó, người ngoài muốn đến thắp nén nhang phải xin phép gia chủ. Về ngũ hành thì bàn thờ thuộc hành Hỏa và Mộc là hai hành hướng lên cao và cần sự chăm sóc mỗi ngày.
Trừ bàn thờ ông địa thần tài là tín ngưỡng dân gian mọi nhà giống nhau, đặt gần cửa để nghênh tiếp tài lộc, còn lại bàn thờ gia tiên và tôn giáo riêng của mỗi gia đình (thờ phật, thờ chúa…) nên mang tính hướng nội, không cần phải đặt ngay trong phòng khách. Tu tại tâm, đó là điều cha ông vẫn thường khuyên con cháu. Như vậy là theo phong thủy tốt nhất là đặt phòng thờ ở tầng áp mái.
Trong các giải pháp của công ty thiết kế kiến trúc dành cho những căn nhà phố hiện nay, kiến trúc sư thường bố trí bàn thờ đặt trong một phòng riêng, tầng trên cùng của ngôi nhà (tầng trên cùng thường là tầng thượng - tầng tum gồm: phòng thờ, phòng giặt + sân phơi). Vị trí này không chỉ mang đến sự trang nghiêm, kín đáo, tĩnh lặng... mà còn thuận tiện cho việc cúng ngoài trời, hóa vàng mã trên sân thượng.
Dù là nhà ở truyền thống hay hiện đại, bàn thờ cũng luôn phải đảm bảo được đặt tại vị trí cao, phía trên bàn thờ là nóc nhà và bầu trời, không bị các không gian sinh hoạt khác đè lên... để khi cúng bái, con cháu trong nhà tỏ được sự ngưỡng vọng thành kính của mình với ông bà tổ tiên. Ngôi nhà truyền thống của người Việt thường có ba hoặc năm gian trong đó gian giữa được coi là quan trọng nhất, là trung tâm của ngôi nhà.
Post a Comment