Ads

Ads
Công ty thiết kế nội thất shop
 

Khi thi công xây dựng chung cư cao tầng, nhà ở,...chúng ta đều phải làm phần nền móng. Vậy làm sao để đầu tư đúng mức vào phần nền móng này để đảm bảo cho công trình được an toàn và đem lại hiệu quả cao nhất???

Cọc cừ tràm


Với nhu cầu xây nhà dân dụng tải trọng công trình không lớn lắm có thể chọn giải pháp móng đơn hay móng băng. Cừ tràm phải đóng xuống dưới mực nước ngầm, cừ ngâm trong nước mới vững bền. Nhược điểm sử dụng cừ tràm phải đào sâu 1,8 - 2,2m nên dễ ảnh hưởng đến các công trình lân cận. Tiếp đến là phải vận chuyển đổ bỏ lượng lớn đất và khối lượng bê tông cốt thép đúc xuống cũng lớn.

cach-lua-chon-mong-coc-de-mang-lai-hieu-qua-tot-nhat

Lưu ý: Khi làm móng băng, móng đơn với cọc cừ tràm phải đắp lại bằng cát để công trình bảo đảm chất lượng, không thể lấp lại bằng bùn đất. Giá cừ tràm không thấp, hiện khoảng 18.000đ/cây đạt chất lượng 5m. Như vậy giá thành công trình cao mà chưa hẳn bảo đảm kết cấu công trình, nhất là những khu vực địa tầng có chiều dày lớp đất ruộng.

Cọc nhồi

Phương án móng cọc nhồi thường được với nhà cao tầng (thường trên 10 tầng). Rõ ràng cọc khoan nhồi chi phí tốn kém hơn so với cọc ép nên không ai muốn sử dụng, trừ trường hợp bắt buộc do cọc ép (hoặc cọc đóng) không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật. Thật sai lầm khi nghĩ rằng cứ nhà cao tầng là phải sử dụng cọc khoan nhồi! Tại khu đô thị mới Linh Đàm, Định Công,..., chung cư quy mô 12 ÷ 14 tầng đều sử dụng cọc đóng (đều không có hầm ngầm). Cần phải khẳng định rằng chất lượng cọc ép thường ổn định và dễ kiểm soát hơn nhiều so với cọc khoan nhồi.

cach-lua-chon-mong-coc-de-mang-lai-hieu-qua-tot-nhat

Với nhà cao tầng, tải trọng truyền xuống 1 cột thường lớn hoặc rất lớn (còn tuỳ thuộc vào kết cấu như mạng lưới cột, khẩu độ,...), nếu sử dụng cọc ép thì số lượng cọc sẽ rất nhiều, cho máy ép cọc có lực ép đầu cọc. Ví dụ tải trọng truyền xuống 700 T/ đài, mỗi cọc chịu được 50 T thì cần trên 14 cọc (lưới cọc bố trí 4 x 4). Cứ cho là các cọc thi công bình thường thì kích thước đài cọc sẽ rất lớn (cả chiều cao và chiều rộng). Nếu mặt bằng móng đủ rộng để bố trí đài cọc và không ảnh hưởng đến các hạng mục hạ tầng, phương án móng đó hoàn hợp lý.

cach-lua-chon-mong-coc-de-mang-lai-hieu-qua-tot-nhat

Tuy nhiên, nhà cao tầng hiện nay có tầng hầm, bể nước ngầm, bể phốt, hệ thống cấp thoát nước, hạ tầng kỹ thuật khác,... chiếm khoảng không gian đáng kể. Với cách bố trí đó có trường hợp mặt bằng công trình không đủ để bố trí cọc, đặc biệt là nhà có quy mô cao tầng. Như vậy, phương án móng cọc ép (hoặc đóng) thường không khả thi mà cần giải pháp móng khác chiếm diện tích nhỏ hơn, sức chịu tải cao hơn. Đó chính là cọc khoan nhồi. Ví dụ với tải trọng công trình trên, đài cọc sẽ gồm 2 cọc khoan nhồi đường kính 800 hoặc chỉ cần một cọc đường kính khoảng 1200 ÷ 1500.

Cọc ép

Cọc vuông bằng bê tông cốt thép đúc sẵn nên có thể kiểm tra được chất lượng cọc. Kích cỡ trung bình 25x25cm, dài khoảng 11m. Ưu điểm là thi công nhanh, gọn, biết được sơ bộ tải trọng khi ép cọc và giá thành không cao, khoảng 160.000 - 170.000đ/m cọc. Giá thành tổng thể, tùy vào số lượng cọc nhiều hay ít hoặc phải đóng sâu bao nhiêu. Khi thiết kế móng cọc cần lưu ý các vấn đề: Chọn cọc có kích thước, thép chủ, thép đai phù hợp với thực tế như 200x200, 250x250, 300x300, 350x350, 400x400,...

cach-lua-chon-mong-coc-de-mang-lai-hieu-qua-tot-nhat

Nhược điểm là không thi công được ở những nơi đường chật hẹp, vướng đường dây điện giăng hoặc phải đi qua đường cống. Vì xe cẩu, thiết bị, vật tư có tải trọng nặng cả 100 tấn tải và độ cao. Thi công cọc ép cần phải có tài liệu địa chất tại nơi xây dựng để xác định chiều sâu chôn cọc. Nhà dân dụng trong các khu vực xây chen thì độ lệch tâm giữa cọc và khuôn viên đất thường phải lớn hơn hay bằng 0,7m; nên phải làm đà giằng lớn và chi phí sẽ cao hơn.

Cọc ép neo

Là cọc ép nhưng thi công xây dựng bằng phương pháp dùng neo để níu cọc âm xuống đất thay vì phải dùng các cục tải ép cọc xuống. Cọc ép neo khắc phục được nhược điểm của cọc ép: thi công được những nơi chật hẹp, đường hẻm nhỏ.

 cach-lua-chon-mong-coc-de-mang-lai-hieu-qua-tot-nhat

Tuy nhiên, giá thành cao, thường hơn hay bằng khoảng 190.000đ/m cọc; chiều dài mỗi đoạn cọc ngắn, từ 2,5 - 4m và thi công chậm. Ðiểm yếu cơ bản là sức chịu tải của cọc rất nhỏ, vì đối trọng của ép neo không bằng ép bằng những cục tải; thường chỉ bằng 1/2 - 2/3 của cọc ép thường. Do đó, cần lưu ý khi chuyển từ cọc ép sang cọc ép neo phải xem lại thiết kế và kết cấu móng để có thể gia tăng cọc tại một lỗ móng cột.

Post a Comment

  1. Một bài viết hay giành cho những ai chuẩn bị xây nhà tham khảo, đặc biệt là người đã mua đất ở những khu vực có nền đất yếu !

    ReplyDelete

 
Top