Ads

Ads
Công ty thiết kế nội thất shop
 


Trước khi tiến hành xây dựng một dự án, công trình,...chủ đầu tư cần phải xin giấy xây dựng cho công trình của mình theo đúng thủ tục, pháp luật của nhà nước đặt ra.
Vậy để xin được giấy phép xây dựng, ta cần phải chuẩn bị gì? và thủ tục như thế nào?
Những thông tin sau đây sẽ làm rõ vấn đề đó:

Giấy phép xây dựng là gì?

Giấy phép xây dựng là một loại giấy tờ của cơ quan nhà nước cho phép cá nhân, tổ chức được phép thực hiện việc xây dựng nhà cửa, công trình...theo nguyện vọng trong phạm vi nội dung được cấp xin phép xây dựng.

tu-van-thu-tuc-xin-giay-phep-xay-dung


Căn cứ Nghị định số 17/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04/9/2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ quản lý hoạt động xây dựng,

Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04/9/2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng (dưới đây viết tắt là Nghị định 64/CP) như sau:

Điều 1. Nội dung giấy phép xây dựng

Nội dung giấy phép xây dựng quy định tại Điều 4 của Nghị định 64/CP đối với từng loại công trình được thực hiện theo các mẫu của Thông tư này như sau:

1. Giấy phép xây dựng cấp cho các loại công trình, theo mẫu tại Phụ lục số 1, gồm:

a) Công trình không theo tuyến theo mẫu số 1,

b) Công trình theo tuyến theo mẫu số 2,

c) Công trình theo giai đoạn theo mẫu số 3,

d) Cấp cho các công trình của dự án theo mẫu số 4.

tu-van-thu-tuc-xin-giay-phep-xay-dung


2. Giấy phép xây dựng cấp cho nhà ở riêng lẻ, theo mẫu tại Phụ lục số 2, gồm:

a) Nhà ở tại đô thị theo mẫu số 1,

b) Nhà ở tại nông thôn theo mẫu số 2.

3. Giấy phép xây dựng cấp cho sửa chữa, cải tạo công trình, nhà ở riêng lẻ, theo mẫu tại Phụ lục số 3.

4. Giấy phép xây dựng cấp cho di dời công trình theo mẫu tại Phụ lục số 4.

5. Giấy phép xây dựng tạm cấp cho công trình, nhà ở riêng lẻ theo mẫu tại Phụ lục số 5.

Điều 2. Điều kiện để được cấp giấy phép xây dựng

1. Về điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 5 được thực hiện như sau:

Tùy thuộc vào quy mô, tính chất, địa điểm xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ, cơ quan cấp giấy phép xây dựng xem xét nếu công trình liên quan đến các điều kiện nào quy định tại Điều 5, Điều 6 Nghị định 64/CP thì gửi hồ sơ để lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về các lĩnh vực đó; nếu công trình, nhà ở riêng lẻ không liên quan đến các điều kiện nào quy định tại các Điều này thì không phải lấy ý kiến.

2. Về điều kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6 được thực hiện như sau:

Đối với các khu vực, tuyến phố trong đô thị đã cơ bản ổn định chức năng sử dụng các lô đất thì không phải lập đồ án quy hoạch đô thị, nhưng phải lập đồ án thiết kế đô thị riêng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để làm cơ sở cấp giấy phép xây dựng.


tu-van-thu-tuc-xin-giay-phep-xay-dung

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào tính chất, chức năng và yêu cầu quản lý kiến trúc, cảnh quan đô thị quy định cụ thể các khu vực, tuyến phố trong đô thị phải lập đồ án thiết kế đô thị, đặc biệt đối với các tuyến phố có lộ giới từ 12 m trở lên và giao nhiệm vụ cho các cơ quan chức năng tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt đồ án thiết kế đô thị theo quy định hiện hành.
Những khu vực, tuyến phố khác không thuộc danh mục yêu cầu phải lập đồ án thiết kế đô thị thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc để làm căn cứ cấp giấy phép xây dựng.

3. Về điều kiện đối với nhà ở riêng lẻ nông thôn quy định tại điểm b khoản 3 Điều 6 được thực hiện như sau:

Trường hợp khu vực xây dựng chưa có quy hoạch điểm dân cư nông thôn (quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới) được duyệt thì Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm quy định các khu vực khi xây dựng phải có giấy phép xây dựng để làm căn cứ cấp giấy phép xây dựng.

Nhà ở riêng lẻ tại nông thôn nằm ngoài các khu vực quy định tại khoản này thì không phải xin cấp giấy phép xây dựng.

Post a Comment

 
Top